NGUYEN MANH HUNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

SVĐ Stamford Bridge toàn tập

Go down

SVĐ Stamford Bridge toàn tập  Empty SVĐ Stamford Bridge toàn tập

Bài gửi  Admin Sun Aug 28, 2011 2:42 pm

Những chặng đường lịch sử hào hùng, gắn liền với nó là bao vinh quang, thăng trầm, Stamford Bridge là nơi chứng kiến sự đi lên đỉnh cao của Chelsea. Hãy cùng nhìn lại những dấu ấn đáng nhớ trong chặng đường dài phát triển của CLB.



Năm 1930
Sân vận động vẫn duy trì như cũ và không thay đổi gì nhiều cho đến tận năm 1930 khi Shed End (tên gọi của khán đài ở phía Nam sân vận động) được xây dựng. Khán đài rộng mênh ***** ở phía Nam của sân vận động đã trở thành địa điểm tốt nhất thu hút những fan hâm mộ Chelsea và sẽ gắn liền với Stamford Bridge mãi mãi.

Khi mà sân vận động từng bước phát triển, khán đài Shed End cũng dần dần nối gót phát triển vào những thập kỷ 60, 70, 80, trở thành vị trí trung tâm cho lực lượng hâm mộ Chelsea và cả những người khởi xướng ra những bài hát *** nên một không khí thật cuồng nhiệt trên sân Stamford Bridge. Nó được trang hoàng bởi một mái che đặc trưng chỉ bao phủ khoảng 1/5 khán đài. Đã có nhiều cuộc tranh cãi diễn ra xung quanh việc khi nào và tại sao lại lấy tên là Shed bởi vì đó không phải là tên được đặt ra trước lúc xây dựng.

Khán đài Shed bị phá sập vào năm 1994 dựa theo bộ luật mới về quy định ghế ngồi và đã được thay thế bằng dãy Shed End mới vào năm 1997. Trận đấu cuối cùng của khán đài Shed trước khi bị phá là trận tiếp Sheffield United trên sân nhà vào ngày 7 tháng 5 năm 1994 và không một ai biết rằng đây là lần cuối cùng họ được ngồi tại đây để có thể nói lời tạm biệt.

Năm 1939
Vào năm 1939, dãy khán đài ở phía Bắc được xây dựng. Một khoảng trống ở góc Đông Bắc được mở rộng ra về phía Đông với cách thiết kế khác hẳn phần còn lại của sân vận động tuy nhiên nó cũng cung cấp thêm cho sân một số chỗ ngồi. Dãy khán đài phía Bắc được tồn tại cho đến năm 1975 và bị phá hủy để xây dựng một khu khán đài mới cho đến năm 1993, cuối cùng nó cũng bị phá sập vào giai đoạn thiết kế lại toàn bộ sân vận động.


Năm 1945 – một sự kiện đáng nhớ
Năm 1945, Stamford Bridge được chứng kiến một sự kiện đặc biệt trong lịch sử Chelsea. CLB của nước Nga Xô Viết là FC Dynamo Moscow được mời du đấu ở Anh sau khi Thế chiến II kết thúc. Và Chelsea chính là đối thủ đầu tiên của Dynamo. Ước tính đã có hơn 100.000 khán giả theo dõi trận đấu này, thậm chí nhiều người còn leo lên tận nóc khán đài để xem bằng được. Và khán giả đã được mãn nhãn trong một trận đấu có tới 6 bàn thắng chia đều cho 2 đội, một kết quả không thể đẹp hơn cho một trận giao hữu đầy ý nghĩa.





Mùa giải 1964/65
1964/65 là một trong những mùa bóng thành công nhất trên sân cỏ đồng thời tại mùa bóng này khu khán đài phía Tây cũng được dựng để thay thế cho khoảng đất cao trước đó, khu khán đài gồm ¾ ghế ngồi và ¼ là những dãy bêtông dài được biết như là những ghế băng dài. Khu khán đài phía Tây tồn tại được 25 năm và nó là phần cuối cùng của SVĐ cũ bị phá bỏ vào năm 1998. Mặc dù đã bị lung lay, dễ sụp đổ nhưng ngày phá dỡ nó vẫn là một ngày buồn đối với nhiều người khi mà những hàng ghế gỗ được dời đi, và giống như khán đài phía Nam, nó là nơi lưu giữ những hoài niệm.

Hiện tại khu vực này đã được thay thế bởi 1 trong những khán đài đẹp nhất tại nước Anh với kinh phí xây dựng là 30 triệu bảng và có sức chứa 13.500 người với những khu phục vụ cao cấp và có vị trí quan sát tốt nhất.

Mùa giải 1973/74
Vào năm 1973 khu khán đài phía Đông được xây dựng, đây được coi là công trình kiến trúc kỳ diệu vào thời gian đó và mãi vẫn là một trong những khu khán đài ấn tượng nhất tại nước Anh, không có gì nghi ngờ về điều đó và mặc dù đã trải qua những đợt sửa chữa và cải tạo nhưng nó là phần duy nhất của SVĐ cũ còn tồn tại đến nay, còn các phần còn lại đều đã được xây dựng lại trong những năm 90 của thế kỷ trước.

Với tất cả khu khán đài phía Đông là biểu tượng của sự nguy nga, lộng lẫy và cũng là 1 vấn đề được tranh cãi trong quá khứ. Trong giai đoạn thành công của Chelsea cuối những năm 60, đầu những năm 70 của thế kỷ trước, các chủ sở hữu CLB quyết định rằng những ngôi sao của họ xứng đáng được chơi trên SVĐ tốt nhất nwocs. Kế hoạch đầy tham vọng của họ là xây dựng sân Stamford Bridge với hơn 50.000 ghế, và tham vọng quá lớn đó đã đẩy CLB đến những khó khăn khiến họ phải bán đi những ngôi sao của mình, khiến CLB xuống hạng và đã gần đẩy CLB đến bờ vực phá sản vào những năm 80.

Phải mất 20 năm để CLB có thể xây dựng lại không chỉ SVĐ, đội bóng mà cả những gì lên quan đến CLB thành 1 khối thống nhất. Hiện tại, với tất cả mọi người, khu khán đài phía Đông vẫn còn đó với những ấn tượng của thuở ban đầu, nguy nga và lộng lẫy …

Stamford Bridge - Những cột mốc đáng nhớ Fần 2
Khi Stamford Bridge gần như xóa sổ
Với việc câu lạc bộ sắp phá sản vào cuối thập niên 70, những ông chủ sở hữu đã quyết định bán địa điểm sân Stamford Bridge cho những nhà kinh doanh bất động sản để trả được một phần số tiền nợ. Quyết định này gần như khiến Chelsea mất đi sân nhà của họ, bị buộc phải chơi chung sân với Fulham hoặc QPR và sân vận động nổi tiếng ấy có thể sẽ được cải tạo thành nhà ở hoặc siêu thị.

Từ khi Chelsea không còn sở hữu vùng đất này, họ không thể xây thêm bất cứ công trình gì và tụt hậu so với những câu lạc bộ khác về mặt sân bãi này. Suốt 10 năm đấu tranh quyết liệt, tiêu tốn nhiều tiền bạc, vào năm 1992, chủ tịch Ken Bates - người đã đấu tranh với những nhà kinh doanh bất động sản - cuối cùng đã thành công trong việc trở lại thành chủ sở hữu của sân Stamford Bridge. Thật trùng hợp khi chính những nhà kinh doanh bất động sản ấy lại đang đứng trước nguy cơ phá sản và câu lạc bộ Chelsea đã nhận lại khu đất của họ.

Stamford Bridge vẫn tồn tại sau thử thách được xem là lớn nhất từ trước tới nay. Và vào năm 1994 , quá trình nâng cấp mở rộng tối đa diện tích một số sân vận động trong nước bắt đầu khởi công. Sửa chữa những đất hư hỏng và đổ nát với tầm nhìn hàng dặm từ đường pitch, biến Stamford Bridge trở thành một trong những sân vận động ấn tượng nhất cả nước.


Mùa bóng 1994/1995
Việc xây dựng lại Stamford Bridge từ đống tro tàn bắt đầu với việc cải tạo lại khu vực khác đài phía Bắc. Dãy nhà cũ nơi mà trong thời gian gần đây thường đón tiếp những cổ động viên đội khách đã bị phá huỷ và một khán đài mới bắt đầu mọc lên. Nó được đổi tên thành khán đài Matthew Harding để tưởng nhớ một vị giám đốc của câu lạc bộ khi đó, người đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay.


Năm 1997
Phần tiếp theo của việc tái thiết Stamford Bridge chỉnh sửa lại khu Shed End mới. Vị trí cũ này trước đây là những băng đá tạm thời đã được thay thế bằng dãy ghế chỉnh trang hơn, trước khi chính thức xây dựng lại hoàn toàn mới khan đài Shed End. Cùng thời gian đó khách sạn Chelsea Village - nơi được xem là kiến trúc trọng điểm của trong kế hoạch tái thiết sân vận động - cũng được xây dựng.

Cũng như bao sân vận động hiện đại nhất hiện nay, sân vận động Stamford Bridge đã được thiết kế sát đường pitch hơn – điều này giúp giảm bớt cái cảm giác bị ngăn cách mà thỉnh thoảng khán giả vẫn thường thấy.


Năm 1998
Phần cuối cùng trong câu chuyện về “Stamford Bridge mới” đó là chúng ta còn có một rào cản nữa cần phải vượt qua. Tầng thấp nhất của khán đài phía Tây đã được xây dựng đúng tiến độ nhưng sau đó lại có những vấn đề phát sinh với hội đồng địa phương về giấy phép xây dựng. Phải chờ 2 năm nữa để tiếp tục xây dựng phần còn lại của sân.

Khi Chelsea cuối cùng cũng giành chiến thắng trong việc đòi cấp phép xây dựng thì phần lớn nhất và tốt nhất của SVĐ, với 13.500 chỗ ngồi ở khán đài Tây đã được khởi công. SVĐ mở cửa lần đầu tiên trở lại vào ngày 19/08/2001 để đánh dấu sự hoàn thành của Stamford Bridge.



Hiện nay
Sức chứa hiện tại của sân là 42.055. Hình dáng của sân là hình 4 cạnh, gần đường pitch hơn so với hình dáng oval lớn trước đó. Hầu như không có phần nào của sân vận động mà không thay đổi trong 10 năm trở lại đây ngoại trừ bức tường cũ vẫn được giữ lại như SVĐ gốc. Nguyên một địa điểm rộng 12.5 mẫu Anh, có 2 khách sạn 4 sao, 5 nhà hàng, phòng hội nghị với đầy đủ các tiện nghi, các quán bar đêm, bãi đỗ xe ngầm, CLB sức khỏe và trung tâm kinh doanh. Nó cũng trãi qua một quá trình phát triển lâu dài từ khi những địa điểm đầu tiên được xây dựng năm 1876
Stamford Bridge là một trong những sân bóng nổi tiếng nhất ở Anh và nó có một lịch sử lâu dài giống như CLB đang sở hữu nó vậy.


Kể từ khi được xây dựng để phục vụ cho môn điền kinh vào năm 1876, cũng như trở thành sân nhà của CLB Chelsea hiện tại năm 1905, Stamford Bridge đã từng diễn ra các trận chung kết Cup FA, đua xe môtô và các cuộc đua ****, các trận bóng đá Mĩ thậm chí là cả môn cricket.

Sức chứa hiện tại của Stamford Bridge là 42,055. Sân có hình oval rất lớn với 4 mặt đều nhau đặt gần với đường pitch. Stamford Bridge hiện nay đã thay đổi hoàn toàn so với ngày mới xây dựng ngoại trừ bức tường cổ Shed Wall nằm ở ranh giới phía Nam - vết tích còn lại của sân bóng ban đầu. Nó đã tồn tại rất lâu kể từ khi các cuộc đấu điền kinh được diễn ra tại đây!

Thời kỳ đầu của Stamford Bridge


Mãi đến 28/4/1877, Stamford Bridge mới chính thức được mở cửa. Trong 28 năm đầu tồn tại, Stamford Bridge – nơi mà chủ sở hữu của nó ban đầu là một Huân tước giàu có bậc nhất London - chủ yếu được sử dụng bởi CLB Điền kinh London và nó đã trở thành địa điểm thi đấu của những cuộc thi điền kinh chứ không hề dành cho bóng đá như đã nói. Sân phục vụ cho mục đích này đến năm 1904, khi chủ nhân của nó rơi vào cảnh bần hàn, sống dở chết dở. Quyền sở hữu sân được chuyển giao cho anh em nhà Mears - Gus và Joseph Mears, cộng thêm một khu đất lớn (mà trước đây là một nông trại trồng rau). Mục đích là để thành lập một đội bóng đá tại đây. Diện tích khu vực đó thời bấy giờ vào khoảng 12,5 mẫu Anh.

Lúc đầu Stamford Bridge suýt bị bán cho Fulham FC, nhưng CLB này đã từ chối. Nhờ đó cơ hội đã đến với Chelsea - CLB bóng đá đang trong thời kỳ trứng nước sở hữu SVĐ này. Từ đó Stamford Bridge đã trở thành sân nhà của Chelsea, và nó cũng đã trải qua một lịch sử đầy biến động như chính chủ nhân của nó.




Ai đã thiết kế Stamford Bridge?

Stamford Bridge được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Archibald Leitch - tác giả của các SVĐ Ibrox, Celtic Park, Craven Cottage và Hampden Park. Ban đầu, SVĐ có những đường chạy dành cho môn điền kinh, với chỉ một khán đài phía Đông dài 120 thước Anh với sức chứa 5000 khán giả.

Các phía khác của sân được mở rộng theo hình cánh cung, hầu như không bị giới hạn; do đó mà sức chứa tối đa có thể lên đến 100.000 người. Điều này biến Stamford Bridge thành SVĐ lớn thứ 2 ở Anh, chỉ sau sân của Crystal Palace - nơi diễn ra các trận CK FA Cup. Bản thân sân Stamford Bridge cũng được tổ chức trận CK của giải đấu danh giá này trong 3 năm đầu sau Chiến tranh Thế giới thứ I, từ năm 1920-1922, trước khi thay thế bởi sân Wembley.


Stamford Bridge - cái tên bí ẩn.

Stamford Bridge là tên và cũng là địa điểm diễn ra một sự kiện rất nổi tiếng trong lịch sử nước Anh. Sử sách gọi đó là Trận chiến Stamford Bridge, xảy ra vào ngày 25/12/1066 tại Yorkshire, thuộc miền Đông Bắc nước Anh. Đó là một chiến thắng lẫy lừng của vua Harold Godwinson chống lại những tên Vikings (lính và cướp biển vùng Scandinavi) trong tình thế bị thua thiệt về quân số. Tuy nhiên sự kiện này được cho là không có liên quan gì đến tên SVĐ của Chelsea, mà nó bắt nguồn từ một nguyên do khác.

Những bản đồ cổ từ thế kỷ 18 chỉ ra rằng có một nhánh nhỏ của sông Thames - một dòng suối có tên Stanford Creek chảy dọc theo tuyến đường sắt nằm phía sau khán đài Đông của sân Stamford Bridge hiện tại. Nơi con suối đó chảy qua đường Fulham có một cây cầu gọi là Sanford Bridge (có nghĩa là bãi cát). Trong khi đó cây cầu bắc qua nhánh thuộc đường Kings Road lại có tên là Stanbridge (nghĩa là cây cầu bằng đá). Có vẻ như tên của dòng suối này, cùng với tên của hai cây cầu nọ đã ghép lại tạo nên cái tên ''Stanford Bridge'', và sau đó đã chuyển thành ''Stamford Bridge'' - tên gọi của SVĐ ngày nay.


STAMFORD BRIDGE và 103 năm lịch sử


Sức chứa: 42.360 người
Thành lập: 28/04/1877
Địa chỉ: Fulham Road, London, England SW6 1HS
Thiết kế bởi kiến trúc sư Archibald Leitch, sân Stamford Bridge được xây dựng từ năm 1876 và khánh thành ngày 28/04/1877 trên khuôn viên 12,5 ha. Ban đầu, sân được dùng để tổ chức các trận bóng chày, đến năm 1904 mới chuyển sang thi đấu bóng đá, khi anh em nhà Mears nắm quyền sở hữu. Năm 1905 CLB bóng đã Chelsea được thành lập và chính thức là chủ sở hữu sân này.

Cái tên Stamford Bridge gắn liền với một sự kiện lịch sử lớn ở nước Anh, nơi diễn ra những trận chiến ác liệt của vua Harold chống lại những tên cướp biển Vikings năm 1906, ban đầu gọi là Stanford Bridge, được cấu thành bởi tên chiếc cầu 'Stanford Creek' và dòng nước 'Little Chelsea Bridge'.

Mới đầu sân chỉ có 120 hàng ghế ở khán đài phía Đông (East Stand) với sức chứa 5000 người. Các khán đài phía Nam (Shed End), Bắc (North Stand) và Tây (West Stand) lần lượt được xây dựng vào các năm 1930, 1939 và 1964. Lúc này, sức chứa của sân được nâng lên 13.500 người. Năm 1974, khán đài phía Đông được xây dựng lại với kiến trúc hiện đại nhất lúc bấy giờ và vẫn tồn tại đến tận ngày nay.

Từ cuối những năm 1970, Chelsea lâm vào khủng hoảng tài chính và phải chia sẻ quyền sử dụng sân với các đội bóng khác. Đến năm 1992, sau hơn 10 năm chiến đấu, chủ tịch Ken Bates đã đưa Stamford Bridge trở lại là của riêng Chelsea.

Công cuộc tái tạo sân Stamford Bridge bắt đầu được tiến hành từ năm 1994 với khán đài phía Bắc, 1997 là phía Nam, 1998 là phía Tây. Hiện nay sức chứa của sân là 42.360 người và dường như không đáp ứng được nhu cầu của người hâm mộ khi tỉ phú Nga Abramovich đổ tiền vào, biến Chelsea thành CLB giàu tiềm lực nhất nước Anh.

Stamford Bridge là một trong những sân bóng nổi tiếng nhất ở Anh và nó có một lịch sử lâu dài giống như CLB đang sở hữu nó vậy.

Kể từ khi được xây dựng để phục vụ cho môn điền kinh vào năm 1876, cũng như trở thành sân nhà của CLB Chelsea hiện tại năm 1905, Stamford Bridge đã từng diễn ra các trận chung kết Cup FA, đua xe môtô và các cuộc đua ****, các trận bóng đá Mĩ thậm chí là cả môn cricket.

Sức chứa hiện tại của Stamford Bridge là 42,055. Sân có hình oval rất lớn với 4 mặt đều nhau đặt gần với đường pitch. Stamford Bridge hiện nay đã thay đổi hoàn toàn so với ngày mới xây dựng ngoại trừ bức tường cổ Shed Wall nằm ở ranh giới phía Nam - vết tích còn lại của sân bóng ban đầu. Nó đã tồn tại rất lâu kể từ khi các cuộc đấu điền kinh được diễn ra tại đây!

Thời kỳ đầu của Stamford Bridge

Mãi đến 28/4/1877, Stamford Bridge mới chính thức được mở cửa. Trong 28 năm đầu tồn tại, Stamford Bridge – nơi mà chủ sở hữu của nó ban đầu là một Huân tước giàu có bậc nhất London - chủ yếu được sử dụng bởi CLB Điền kinh London và nó đã trở thành địa điểm thi đấu của những cuộc thi điền kinh chứ không hề dành cho bóng đá như đã nói. Sân phục vụ cho mục đích này đến năm 1904, khi chủ nhân của nó rơi vào cảnh bần hàn, sống dở chết dở. Quyền sở hữu sân được chuyển giao cho anh em nhà Mears - Gus và Joseph Mears, cộng thêm một khu đất lớn (mà trước đây là một nông trại trồng rau). Mục đích là để thành lập một đội bóng đá tại đây. Diện tích khu vực đó thời bấy giờ vào khoảng 12,5 mẫu Anh.

Lúc đầu Stamford Bridge suýt bị bán cho Fulham FC, nhưng CLB này đã từ chối. Nhờ đó cơ hội đã đến với Chelsea - CLB bóng đá đang trong thời kỳ trứng nước sở hữu SVĐ này. Từ đó Stamford Bridge đã trở thành sân nhà của Chelsea, và nó cũng đã trải qua một lịch sử đầy biến động như chính chủ nhân của nó.

Sân Stamford Bridge nhìn từ trên cao




Ai đã thiết kế Stamford Bridge?

Stamford Bridge được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Archibald Leitch - tác giả của các SVĐ Ibrox, Celtic Park, Craven Cottage và Hampden Park. Ban đầu, SVĐ có những đường chạy dành cho môn điền kinh, với chỉ một khán đài phía Đông dài 120 thước Anh với sức chứa 5000 khán giả.

Các phía khác của sân được mở rộng theo hình cánh cung, hầu như không bị giới hạn; do đó mà sức chứa tối đa có thể lên đến 100.000 người. Điều này biến Stamford Bridge thành SVĐ lớn thứ 2 ở Anh, chỉ sau sân của Crystal Palace - nơi diễn ra các trận CK FA Cup. Bản thân sân Stamford Bridge cũng được tổ chức trận CK của giải đấu danh giá này trong 3 năm đầu sau Chiến tranh Thế giới thứ I, từ năm 1920-1922, trước khi thay thế bởi sân Wembley.


Stamford Bridge - cái tên bí ẩn.

Stamford Bridge là tên và cũng là địa điểm diễn ra một sự kiện rất nổi tiếng trong lịch sử nước Anh. Sử sách gọi đó là Trận chiến Stamford Bridge, xảy ra vào ngày 25/12/1066 tại Yorkshire, thuộc miền Đông Bắc nước Anh. Đó là một chiến thắng lẫy lừng của vua Harold Godwinson chống lại những tên Vikings (lính và cướp biển vùng Scandinavi) trong tình thế bị thua thiệt về quân số. Tuy nhiên sự kiện này được cho là không có liên quan gì đến tên SVĐ của Chelsea, mà nó bắt nguồn từ một nguyên do khác.

Những bản đồ cổ từ thế kỷ 18 chỉ ra rằng có một nhánh nhỏ của sông Thames - một dòng suối có tên Stanford Creek chảy dọc theo tuyến đường sắt nằm phía sau khán đài Đông của sân Stamford Bridge hiện tại. Nơi con suối đó chảy qua đường Fulham có một cây cầu gọi là Sanford Bridge (có nghĩa là bãi cát). Trong khi đó cây cầu bắc qua nhánh thuộc đường Kings Road lại có tên là Stanbridge (nghĩa là cây cầu bằng đá). Có vẻ như tên của dòng suối này, cùng với tên của hai cây cầu nọ đã ghép lại tạo nên cái tên ''Stanford Bridge'', và sau đó đã chuyển thành ''Stamford Bridge'' - tên gọi của SVĐ ngày nay.


chính xác là từ tháng 2 năm 2004, chúng ta đã trải qua 81 trận bất bại tại Stamford Bridge, kể cả trận đấu vừa qua với MU. Trong đó có 60 trận thắng.

Một kỉ lục

Và đây là 60 trận thắng của chúng ta tại Stamford. Các bạn chú ý cái tên cuối cùng nhé








Fulham 2-1 March 20, 2004

Wolves 5-2 March 27, 2004

Southampton 4-0 May 1, 2004

Leeds 1-0 May 15, 2004

Man U 1-0 August 15, 2004

Southampton 2-1 August 28, 2004

Liverpool 1-0 October 3, 2004

Blackburn 4-0 October 23, 2004

Everton 1-0 November 6, 2004

Newcastle 4-0 December 4, 2004

Norwich 4-0 December 18, 2004

Aston Villa 1-0 December 26, 2004

M`boro 2-0 January 4, 2005

Portsmouth 3-0 January 22, 2005

WBA 1-0 March 15, 2005

C Palace 4-1 March 19, 2005

Fulham 3-1 April 23, 2005

Charlton 1-0 May 7, 2005

Arsenal 1-0 August 21, 2005

WBA 4-0 August 44, 2005

Sunderland 2-0 September 20, 2005

Aston Villa 2-1 September 24, 2005

Bolton 5-1 October 15, 2005

Blackburn 4-2 October 29, 2005

Newcastle 3-0 November 19, 2005

M`boro 1-0 December 3, 2005

Wigan 1-0 December 10, 2005

Fulham 3-2 December 26, 2005

Birmingham 2-0 December 31, 2005

Liverpool 2-0 February 5, 2006

Portsmouth 2-0 February 25, 2006

Spurs 2-1 March 11, 2006

Man City 2-0 March 25, 2006

West Ham 4-1 April 9, 2006

Everton 3-0 April 17, 2006

Man Utd 3-0 April 29, 2006

Man City 3-0 August 20, 2006

Charlton 2-1 September 9, 2006

Liverpool 1-0 September 17, 2006

Portsmouth 2-1 October 21, 2006

Watford 4-0 November 11, 2006

West Ham 1-0 November 18, 2006

Newcastle 1-0 December 13, 2006

Wigan 4-0 January 13, 2007

Blackburn 3-0 January 31, 2007

M`boro 3-0 February 10, 2007

Sheffield Utd 3-0 March 17, 2007

Spurs 1-0 April 7, 2007

Birmingham 3-2 August 12, 2007

Portsmouth 1-0 August 25, 2007

Man City 6-0 October 27, 2007

West Ham 1-0 December 1, 2007

Sunderland 2-0 December 8, 2007

Newcastle 2-1 December 29, 2007

Spurs 2-0 January 12, 2008

Reading 1-0 January 30, 2008

Derby 6-1 March 12, 2008

Arsenal 2-1 March 23, 2008

M`boro 1-0 March 30, 2008

Man Utd 2-1 April 26, 2008

(SORRY, VÌ KO VIẾT RÕ NGÀY THÁNG)
Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Wink Wink Wink Wink Wink Wink Wink Wink Wink Wink Wink Wink Wink Wink Wink
Admin
Admin
thiếu úy
thiếu úy

Tổng số bài gửi : 129
Join date : 12/04/2011
Age : 28
Đến từ : soc son

https://nguyenmanhhung199x.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết